Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết

Người đăng: Phạm Hoàng Long | 12/11/2024

Để tạo nên vẻ đẹp cho khăn lụa, nghệ nhân thường sử dụng 3 kỹ thuật chính là thêu, in và vẽ thủ công. Mỗi hình thức biểu hiện họa tiết lại mang đến cho chiếc khăn lụa vẻ đẹp riêng biệt khó lẫn.

Chia sẻ bài viết

 

Nếu khăn lụa in mang đến lợi thế về số lượng và giá thành sản phẩm thì khăn lụa thêu tay và khăn lụa vẽ thủ công lại tạo ra giá trị độc bản nhờ tính "duy nhất" của mỗi chiếc khăn.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 1.

Khăn lụa in họa tiết được Hương Giang sử dụng làm phụ kiện trên tóc.

 

Khăn lụa in

Kỹ thuật in trên vải phổ biến nhất là in kỹ thuật số và in kéo lụa thủ công. Trong khi phương pháp in kỹ thuật số để tạo họa tiết cho khăn lụa đang được hầu hết các thương hiệu thời trang sử dụng thì in kéo lụa rất ít được sử dụng tại thị trường khăn lụa Việt Nam hiện nay.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 1.

 

Trong thế giới thời trang khăn lụa, Hermes là nhà mốt thường sử dụng kỹ thuật in kéo lưới lụa (silk screen printing). Họa tiết trên khăn lụa của nhà mốt Pháp vô cùng đa dạng, từ các chủ đề về du lịch đến thế giới động thực vật, các nhân vật kỳ ảo đến các bản vẽ trừu tượng.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 2.

 

Phương pháp in kỹ thuật số có thể thấy ở sản phẩm khăn lụa của Metiseko, Tơ Vàng, Valenciani, VUNGOC&SON… Khăn lụa của các nhà mốt này có sự đa dạng về kích cỡ, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như làm phụ kiện cho tóc, túi xách, thắt nơ trên cổ hoặc tay, quấn làm áo hay được khoác bên ngoài trang phục…

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 3.

Áo váy được biến hóa từ khăn lụa vuông họa tiết chuồn chuồn, hoa giấy...

 

Mỗi thương hiệu lại có những cách riêng để sáng tạo nên họa tiết và màu sắc cho chiếc khăn lụa nhưng điểm chung là họa tiết trên khăn cũng chính là họa tiết chủ đạo của các bộ sưu tập ra mắt theo mùa. Metiseko sáng tạo nên họa tiết riêng từ cảm hứng về phố cổ Hội An, cầu Long Biên (Hà Nội)…; Valenciani sử dụng cách xếp logo thành họa tiết monogram; còn VUNGOC&SON đưa hình ảnh hoa ngũ sắc, chuồn chuồn và hoa giấy vào các thiết kế bản in kỹ thuật số.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 5.

Kim Duyên quấn khăn lụa làm áo mặc bên trong bộ vest.

 

Có thể thấy với sự tiến bộ của công nghệ, phương pháp tạo họa tiết bằng in kỹ thuật số vẫn có thể cho ra đời những chiếc khăn lụa có họa tiết vô cùng sắc nét và sống động. Tuy nhiên một đặc điểm dễ nhận biết nhất là khăn lụa sử dụng thủ pháp in ấn thường chỉ có họa tiết trên một bề mặt vải. Bên cạnh đó chất liệu cũng là lụa tơ tằm có pha thêm các loại sợi nhân tạo khác. Lý do là vì vải lụa tơ tằm nguyên chất có nguy cơ bị rạn nứt, giãn hoặc thay đổi canh vải khi đưa vào máy in, bởi vậy loại chất liệu tự nhiên này chỉ có thể nhuộm màu, thêu hoặc vẽ để sáng tạo họa tiết.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 4.

Khăn lụa in kỹ thuật số khi mix cùng trang phục đơn sắc tạo nên vẻ mới lạ, độc đáo cho hình ảnh của người mặc.

 

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 5.

Một mẫu khăn vuông gấp bỏ túi áo vest của Metiseko in màu đỏ ruby trên nền vải lụa crepe xanh, mang đến cảm giác mềm mại trên cảm nhận về độ bóng tự nhiên pha lẫn độ nhám mờ.

 

Khăn lụa thêu

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 6.

 

Khăn tay thêu là hình ảnh vô cùng thân thuộc và chứa đựng nhiều cảm xúc đối với nhiều người Việt. Tuy nhiên khăn lụa thêu hiện nay đã mở rộng phạm vi ứng dụng - người dùng không chỉ cất khăn trong túi áo, gửi ai đó để "làm tin" mà phần nhiều quàng trên vai, buộc trên tóc như một món đồ thời trang đặc biệt. Hình ảnh khăn thêu thường thấy nhất chính là trên trang phục áo dài của các quý cô thành thị. Họa tiết và màu sắc của chiếc khăn có thể tương phản hoặc ton sur ton với áo dài, qua đó tăng thêm nét dịu dàng và quý phái cho người chưng diện.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 7.

Khăn lụa thêu hoa sen của Tơ Vàng.

 

Nổi bật trong làng thời trang Việt là những mẫu khăn lụa thêu tay độc đáo của NTK Vũ Việt Hà, Thủy Nguyễn, các thương hiệu như Tơ Vàng, Sen Silk…

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 8.

 

Không chỉ tạo trend với dòng thời trang áo dài trơn lấy cảm hứng từ phom dáng áo dài cổ thập niên 30, nhà thiết kế Vũ Việt Hà còn gây ấn tượng khi mix match trang phục cùng những chiếc khăn tơ tằm thêu tay tinh xảo. Nhà mốt Hà Nội cho biết các nghệ nhân làng Trạch Xá, Quất Động đã dành nhiều giờ để thêu lên những tấm khăn tơ tằm óng ả những bức họa làng quê, danh lam thắng cảnh hay các bức vẽ của họa sĩ nổi tiếng.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 9.

Khăn lụa tơ tằm màu trắng ngà trong veo thêu họa tiết cổ trên men gốm Bát Tràng thế kỷ 15, 16, phối áo dài đũi tằm màu tím nhạt của Vũ Việt Hà.

 

Khăn lụa vẽ thủ công

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 10.

Kỹ thuật vẽ tranh lụa dưới góc nhìn hội họa đương đại, mang tới hình thái tươi mới cho chiếc khăn lụa vẽ thủ công.

 

Từ đặc tính thủ công, sử dụng màu nước và thủ pháp hội họa mà khăn lụa vẽ tay mang đậm dấu ấn độc bản và tính cảm xúc. Họa tiết khăn lụa mang vẻ đẹp trong trẻo với sự êm dịu của màu sắc.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 11.

Khăn lụa vẽ thủ công sử dụng kỹ thuật vẽ tả thực mang lại vẻ sống động và tự nhiên cho họa tiết, được mix cùng áo dài trắng.

 

Với hơn 10 năm bền bỉ theo đuổi, nghệ nhân Trung Đinh nổi lên như một người tiên phong khai phá và phát triển kỹ thuật nhuộm ombre và vẽ tranh trên vải lụa tơ tằm. Dù chọn con đường giảng dạy cho thế hệ trẻ nhưng những mẫu áo dài và khăn lụa vẽ thủ công của anh vẫn tạo dấu ấn với giới mộ điệu thời trang. Trung Đinh nói anh sử dụng phong cách vẽ tả thực để mang lên các tấm vải lụa mỏng manh những cảnh đẹp thiên nhiên, thắng cảnh đẹp hay các loài hoa.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 12.

Học trò của nghệ nhân Trung Đinh vẽ tranh lụa hoa sen.

 

Sử dụng lụa tơ tằm nguyên chất từ Bảo Lộc và Toàn Thịnh bao gồm twill và đũi tằm, đối với mỗi chất liệu, Tiny Ink lại có cách kể chuyện riêng để nổi bật tinh thần của chất liệu đó. Lụa twill silk có sự mịn màng, không bóng láng như satin, mềm rủ vừa phải, với những đường dệt chéo phù hợp với những chiếc khăn vuông mang lại sự sang trọng, nữ tính; trong khi chất lụa đũi tằm với những sợi dệt thô, có độ đơ nhẹ của mình vải, phù hợp với những chiếc khăn choàng dài, mang đến vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên.

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 14.

Khăn lụa Sen khai thác góc nhìn cá nhân của họa sĩ về chủ đề hoa sen trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

 

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 15.

Mỗi chiếc khăn là một bức tranh lụa được lấy cảm hứng từ tranh still life, phong cảnh, hoặc sáng tạo dựa trên một loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam như múa rối nước.

 

Khăn lụa tơ tằm và nghệ thuật sáng tạo họa tiết - Ảnh 16.

 

"Sở dĩ có thể nói rằng điểm nổi bật nhất ở mỗi bức tranh khăn lụa là tính cảm xúc và dấu ấn độc bản. Mỗi chi tiết trên chiếc khăn lụa được tạo thành từ các nét cọ tỉ mỉ và cảm xúc, không gian của mỗi lần sáng tác đều khác nhau, dẫn đến mỗi bức tranh lụa đều trở thành tác phẩm hội họa có tính duy nhất", NTK Hoàng Quyên tâm sự.

Ngày nay, ngoài việc sử dụng khăn lụa để hoàn thiện bộ trang phục và sưu tầm, những chiếc khăn lụa có họa tiết đặc biệt mang tính nghệ thuật còn được sử dụng như một bức tranh lụa treo lên tường để làm đẹp cho các không gian nội thất.

icon icon icon